Chiều ngày 10/10, huyện Gia Lộc đã tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện.Tham dự Hội nghị có đồng chí Phạm Văn Tuyên-Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện, đại diệnLãnh đạo các phòng, ban, cơ quan thuộc Huyện ủy, UBND, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể nhân dân huyện, lãnh đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn và lãnh đạo chủ chốt, công chức xã, Bí thư chi bộ, trưởng thôn của các xã trong diện sáp nhập.
Theo báo cáo của UBND huyện về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn huyện Gia Lộc giai đoạn 2023 – 2025, huyện Gia Lộc có diện tích 99,7 km2, quy mô dân số gần 148.000 người, số lượng đơn vị hành chính cấp xã gồm 17 xã, 1 thị trấn. Hiện nay, địa bàn huyện có nhiều xã diện tích và quy mô dân số rất nhỏ, không đạt tiêu chuẩn của một xã theo quy định.Vì vậy UBND huyện đã xây dựng phương án sắp xếp sáp nhập 8 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm Tân Tiến, Gia Lương, Gia Tân, Nhật Tân, Quang Minh, Gia Khánh, Đồng Quang và Đức Xương. Trong đó, có 5 xã thuộc diện sắp xếp giai đoạn 2023-2025 là Tân Tiến có diện tích 2,7 km2, tổng dân số là 4730 người; Gia Lương có diện tích 3,5 km2, dân số là 6026 người; Gia Tân có diện tích là 3,5 km2, dân số là 6128 người; Nhật Tân có diện tích 3,6 km2, dân số là 5060 người; Quang Minh có diện tích gần 4 km2, dân số là 6734 người. Còn lại là 3 xã liền kề có điều chỉnh đơn vị hành chính khi thực hiện phương án sắp xếp là Gia Khánh có diện tích 4,6 km2, dân số là 6688 người; Đồng Quang có diện tích 5,2 km2, quy mô dân số là 6679 người; Đức Xương có diện tích 5,6 km2, dân số là 6042 người. Theo đó, huyện Gia Lộc cũng là địa phương có số xã cần sáp nhập nhiều nhất tỉnh.
Theo nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, sau khi sáp nhập, trụ sở đơn vị hành chính mới sau khi sáp nhập sẽ đặt ở địa phương có quy mô diện tích và dân số lớn hơn. Tên đơn vị được thay đổi theo điều 6, Nghị quyết số 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Theo đó, dựa trên các điểm về điều kiện địa lý tự nhiên và tương đồng văn hóa,huyện dự kiến phương án sắp xếp đơn vị hành chính cụ thể như sau. Sáp nhập xã Tân Tiến và xã Gia Lương thành xã mới dự kiến tên gọi là xã Gia Tiếncó diện tích mới là 6,2 km2, dân số 10756 người, trụ sở làm việc sẽ được đặt tại xã Gia Lương hiện tại. Sáp nhập xã Gia Tân với xã Gia Khánh thành xã mới dự kiến tên gọi xã Gia Phúc có diện tích khoảng 8,1 km2, dân số 12.816 người, trụ sở làm việc đặt tại xã Gia Khánh hiện nay. Sáp nhập xã Nhật Tân với xã Đồng Quang thành xã dự kiến tên gọi là Nhật Quang có diện tích 8,84 km2, dân số là 11.739 người, trụ sở làm việc của xã dự kiến đặt tại xã Đồng Quang cũ. Cuối cùng là sáp nhập xã Quang Minh với Đức Xương thành xã có tên gọi dự kiến là xã Quang Đức có diện tích 9,53 km2, dân số là 12.776 người, có trụ sở làm việc được đặt tại Đức Xương.
Vậy sau khi thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, dự kiến huyện ta sẽ có 14 đơn vị trong đó có 1 thị trấn và 13 xã. Theo kế hoạch số 105, ngày 31/8 của UBND huyện, lộ trình thực hiện sắp xếp được thực hiện trong năm 2023- 2025, đơn vị hành chính mới sau sắp xếp sẽ chính thức hoạt động từ 01/7/2024. Cụ thể, trong năm 2023, địa phương thực hiện tiến hành các bước sau: Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện; Xây dựng phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã; Xây dựng Đề án thực hiện xong trước ngày 15/10/2023; Tổ chức lập, niêm yết danh sách cử tri và lấy ý kiến cử tri về việc sáp nhập các đơn vị cấp xã; Sau đó tổ chức thông qua HĐND các cấp về Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, thực hiện trước ngày 30/11/2023; Cuối cùng công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kiện toàn tổ chức bộ máy các xã sau khi thành lập đơn vị hành chính.
Tại hội nghị, các đại biểu cũng đã được lãnh đạo các phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính- Kế hoạch, Nội vụ huyện phổ biến những hướng dẫn liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã về việc di chuyển trụ sở, trang thiết bị, tài chính, đất đai, hướng dẫn về việc lấy ý kiến cử tri tại các địa phương,… Các đại biểu cũng đã có một số trao đổi, thắc mắc đối với huyện về tài liệu hướng dẫn và công tác tuyên truyền của phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Giải đáp thắc mắc và Kết luận tại Hội nghị, đồng chí Phạm Văn Tuyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện đã yêu cầu các địa phương tích cực theo dõi, thực hiện theo các văn bản liên quan tới việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Đó là các Kết luận 48 ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị, Nghị quyết 35 ngày 12/7/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030; Cùng các nghị quyết, kế hoạch của chính phủ về việc hướng dẫn lấy ý kiến cử tri về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính. Chỉ thị số 43 ngày 26/7/2023 và Kế hoạch số 2985 ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh Hải Dương về việc thực hiện việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh. Tại huyện, Ban Thường vụ Huyện ủy đã ban hành Chỉ thị số 29 ngày 29/8/2023 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, từ đó làm cơ sở để UBND huyện xây dựng kế hoạch số 105 ngày 31/8 thực hiện việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023-2025.
UBND huyện yêu cầu lãnh đạo UBND các xã tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền tại địa phương, rà soát, tổng hợp báo cáo, niêm yết tài liệu phục vụ lấy ý kiến cử tri, tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn theo đúng nguyên tắc. Việc triển khai, thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bànhuyện giai đoạn 2023-2025 là công việc cần thiết, khách quan, phù hợp với quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của huyện; Đảm bảo cho việc tinh gọn tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế, tạo thuận lợi chocông tác quản lý nhà nước, hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanhnghiệp, phù hợp với sự phát triển của huyện.Đồng thời, góp phần cụ thể hóa thựchiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong quá trình đổimới, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở,phù hợp yêu cầu thực tiễn và xu thế phát triển của huyện trong thời gian tới.